2020年2月5日 星期三

WVVF副主席阮文照 Nguyễn Văn Chiếu大師於二月四日清晨辭世(1949-2020)

2020年2月4日凌晨4點33分,向世界宣揚Vovinam越南武術的主要貢獻者越南武術越武道 阮文照(Nguyễn Văn Chiếu)武術大師在胡志明市去世,享年72歲。

16歲那年,武術家阮文照(Nguyễn Văn Chiếu)大師在黎晨(Lê Sáng)大師(1960-2010年間的越武道大師)的指導下開始進入Vovinam越武道學習。他非常執卓,因此在19歲那年,他獲得了武術教練的職位,並被派往Pétrus Ký學校(現為胡志明市Lê Hồng Phong學校)教授武術。

1969年,他去了歸仁市(越南平定省),在武術界建立了越武道運動。在短短的5年中,他將Vovinam越武道運動帶到這裡並且興旺地發展,幫助他贏得了聲譽,並將Vovinam越武道傳播到了許多鄰近的省份。他的小兒子被命名為平定(Bình Định),以紀念他在平定省多年的武術教學。

1975年越戰結束,他回到西貢。當時,Vovinam越武道運動幾乎沉沒了。但是他對國家武術充滿熱情,在這裡建立並復興了Vovinam越武道運動。

弗洛雷斯師父來越南挑戰時,阮文照大師向他介紹有關Vovinam越武道的書及圖片

Vovinam越武道不僅在該國蓬勃發展,而且在將Vovinam越武道推向世界方面也發揮了作用。在1990年在白俄羅斯取得成功的演出之後,他於1997年應邀在西班牙的學校中任教。這次旅行也為Vovinam越武道走向世界開闢了道路。

然後,他前往近20個國家介紹這項武術運動,表演和教授Vovinam越武道;為遍布全球40多個國家和地區的Vovinam越武道做出了貢獻。亞洲,歐洲,東南亞以及俄羅斯,德國,伊朗...等國家的許多Vovinam越武道聯盟也已建立。

他在胡志明市胡志明市第8郡的房子也成為外國學生回越南修習武術的熟悉住所。每年,他都歡迎來自意大利,法國,西班牙,老撾和柬埔寨等國家的數十名外國學生。

外國學生們在越南學習武術期間,許多人都需要出去賺錢,阮文照師父收留學生在家睡覺,並要求家人為他的學生們做飯。

世界越武道聯盟WVVF在越南胡志明市的會晤後合照

即使阮文照師父患有一種奇怪的疾病,使他去非洲教和發展Vovinam越武道運動後也很難出差,他仍然為越南越武道運動和世界做出努力。他目前擔任世界越武道聯盟聯盟和越南越武道聯盟副主席。

由於他的傑出貢獻,阮文照(Nguyen Van Chieu)大師於2014年11月被美國CNN電視台選為“人道英雄”計劃的角色。

在“以人為本”上,他表達了希望開設一間Vovinam越武道學院的夢想:“我的夢想是為世界上所有人學習和研究開設一所巨大的Vovinam越武道武術學院。”。

唯一遺憾的是,阮文照大師他在72歲時去世,無法實現自己的夢想以及對Vovinam越武道門派的熱情。不僅他的家人,許多學生和同學都為他傷心。

翻譯來源:越南青年報

阮文照大師親授黃帶給與台灣代表

阮文照大師接棒黎晨大師的使命繼續傳承越武道


台灣代表在胡志明市錦標賽上接受阮文照大師的授帶

在第八郡的胡志明市錦標賽上,台灣正式加入世界越武道聯盟的大家庭


(原文)

Võ sư góp phần phát triển võ Việt ra thế giới qua đời ở tuổi 72


TTO - 4h33 sáng 4-2, người góp công lớn trong việc quảng bá võ Việt ra thế giới - võ sư chánh chưởng quản môn phái Vovinam Việt Võ Đạo Nguyễn Văn Chiếu đã qua đời ở tuổi 72 tại TP.HCM.

16 tuổi, võ sư Nguyễn Văn Chiếu bắt đầu đến với môn phái Vovinam, với sự hướng dẫn của thầy Lê Sáng (chưởng môn phái Vovinam từ 1960-2010). Miệt mài tập luyện nên khi mới 19 tuổi, ông đã đạt đến võ sư Tam đẳng huyền đai và được cử đi dạy võ ở trường Pétrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong ở TP.HCM).

Năm 1969, ông đến Quy Nhơn (Bình Định) để gầy dựng phong trào Vovinam ngay trên xứ võ. Chỉ trong 5 năm, ông đã đưa phong trào Vovinam phát triển mạnh ở đây, giúp tiếng tăm của ông cũng như Vovinam lan ra nhiều tỉnh lân cận. Cậu con trai út được ông đặt tên là Bình Định như là một kỉ niệm cho những năm tháng dạy võ tại đây.

Năm 1975, ông trở lại Sài Gòn. Khi đó, phong trào Vovinam gần như chìm xuống. Nhưng với niềm đam mê lớn với môn võ của dân tộc, ông lại gầy dựng và làm sống dậy phong trào Vovinam tại đây.

Không chỉ đưa Vovinam phát triển mạnh ở trong nước, ông còn là người có công lớn trong việc đưa Vovinam đến với thế giới. Sau chuyến biểu diễn thành công tại Belarus vào năm 1990, ông được các võ sinh tại Tây Ban Nha mời sang dạy vào năm 1997. Chuyến đi đó của ông cũng đã mở đường cho Vovinam vươn ra thế giới.

Sau đó ông đã đến gần 20 nước để giới thiệu, biểu diễn và truyền dạy Vovinam; góp phần đưa Vovinam phổ biến rộng rãi ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhiều liên đoàn Vovinam ở châu Á, châu Âu, Đông Nam Á và các nước như Nga, Đức, Iran… cũng đã được thành lập.

Ngôi nhà của ông ở Quận 8, TP.HCM cũng trở thành địa chỉ quen thuộc của các võ sinh nước ngoài mỗi khi tìm về Việt Nam trau dồi võ học. Mỗi năm, ông đón hàng chục đoàn võ sinh đến từ các nước như Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Lào, Campuchia…

Nhiều võ sinh nước ngoài khó khăn về kinh phí, ông sẵn sàng cho ngủ nhờ và kêu gia đình nấu ăn cho họ trong những ngày ở Việt Nam luyện võ.

Ngay cả khi bị mắc căn bệnh lạ khiến việc đi lại khó khăn sau chuyến sang châu Phi dạy và phát triển phong trào Vovinam, ông vẫn nỗ lực với phong trào Vovinam Việt Nam và thế giới - nơi ông đang giữ cương vị phó chủ tịch Liên đoàn Vovinam thế giới và phó chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam.

Chính vì những đóng góp to lớn của mình, võ sư Nguyễn Văn Chiếu đã được kênh CNN chọn làm nhân vật cho chương trình "Human to Hero" (Từ người thường thành người hùng) hồi tháng 11-2014.

Ở chương trình "Human to Hero", ông đã bộc bạch giấc mơ mở một Học viện Vovinam: “Giấc mơ của tôi là mở một học viện Vovinam thật lớn cho tất cả mọi người trên thế giới có thể tới theo học và nghiên cứu môn võ này”.

Chỉ tiếc rằng, ông đã không thể hoàn thành giấc mơ đó cũng như tâm huyết của mình cho môn phái Vovinam khi ra đi ở tuổi 72. Không chỉ gia đình mà rất nhiều học trò, đồng môn đã không khỏi tiếc thương cho ông.

Nguồn: Bài viết từ Nhà báo NGUYÊN KHÔI

沒有留言:

張貼留言